Cũng giống nhiều bệnh bẩm sinh khác ở trẻ nhỏ, tật bàn chân khoèo để lại nhiều di chứng xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dáng đi gây tâm lý mặc cảm, tự ti cho trẻ sau này, do đó cần nhận biết tầm quan trọng trong việc phát hiện sớm (sau sinh 1 -2 tuần) để điều trị ngăn ngừa biến chứng.
Phát hiện và lượng giá
Việc phát hiện bàn chân khoèo không phải là một vấn đề khó, nhưng do các mẹ cũng như nhân viên y tế không chú trọng và không biết tầm quan trọng trong việc phát hiện sớm để điều trị sẽ đem lại kết quả rất cao và không để lại di chứng xấu cho trẻ.
- Bàn chân khép ở phần trước
- Nghiêng trong (lòng bàn chân xoay vào trong)
- Gập lòng (bàn chân gập lòng ở cổ chân)
(Bàn chân khoèo)
Để xác định độ nặng và tiên lượng dựa vào:
- Tuổi : càng lớn tuổi thì điều trị càng khó (1-2 tuần tuổi sau sinh là khoảng thời gian điều trị lý tưởng nhất, còn khi trẻ đã 24 tháng thì phương pháp chủ yếu là phẩu thuật chỉnh hình)
- Tình trạng cứng khớp
- Sự teo cơ bắp chân
- Trình trạng cảm giác của cẳng chân
- Các biến dạng khác kèm theo như bàn tay khoèo, cứng khớp gối….thường tiên lượng nặng.
Điều trị :
Như đã nói ở trên, việc phát hiện sớm (sau sinh 1- 2 tuần) và điều trị cho trẻ là vô cùng quan trọng, và đem lại kết quả vô cùng tốt.
Phương pháp thường dùng hiện nay là:
Bó bột theo phương pháp Ponseti là nắn chỉnh bàn chân và bó bột cố định, thay mỗi 1-2 tuần lần, tùy theo mức độ khoèo ở bàn chân trẻ mà bác sỹ chuyên khoa có số lần chỉnh, bó bột khác nhau, Nhưng thường là 4 -6 lần bó bột.
(Phương pháp bó bột Ponseti, qua các bước)
Sau thời gian điều trị bó bột, trẻ được mang khung Denis Browne Bar bán thời gian trong quá trình sinh hoạt tại nhà, và có sự theo dõi của gia đình cũng như cần tái khám đánh giá lại bàn chân cho trẻ.
(Khung Denis Browne)
XEM THÊM: